Kinh tế chính trị
UBND xã Tiên Dược thông báo niêm yết công khai nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thuộc dự án Xây dựng Trường phổ thông nhiều cấp học, tiên tiến hiện đại, chất lượng cao huyện Sóc Sơn.
Sáng nay 28/2, UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tiên Dược tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở năm 2025.
Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thu – HUV, Bí thư Đảng ủy xã; ông Cao Văn Thịnh – Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn, cùng Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ xã, các ngành, đoàn thể, đại diện các trường học, trạm y tế, và đại biểu đại diện các thôn trên địa bàn xã.
Đồng chí Nguyễn Văn Thu - HUV, Bí thư Đảng ủy xã
Hội nghị đã nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Đại biểu nhân dân bàn xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở năm 2024, và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của UBND xã; báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân năm 2025 ở các thôn.
Theo báo cáo: Trong năm 2024, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội từ xã đến thôn dân cư tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Quá trình triển khai thực hiện đã vận dụng linh hoạt, chủ động, với nhiều nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tiễn địa phương và các thôn, trong đó, nhiều nội dung đạt kết quả cao như: Toàn xã có 4.506/4.792 hộ đạt gia đình văn hóa tỷ lệ 94,03%; 7/7 thôn đạt danh hiệu Thôn văn hóa; Việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ được tổ chức chu đáo, trang trọng, tiết kiệm theo nếp sống văn hóa mới. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển và có chiều sâu, giành nhiều giải cao trong các liên hoan và hội thi. Công tác bảo vệ môi trường thường xuyên được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, góp phần đưa xã Tiên Dược hoàn thành xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Đồng chí Hoàng Văn Phúc - Chủ tịch UBND xã
Tại Hội nghị đã có 3 ý kiến phát biểu đại diện gần 100 đại biểu về dự bàn phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả các nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, phong trào “Toàn dân doàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Các ý kiến tham luận về việc phát huy vai trò của hương ước quy ước trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh môi trường cuối tuần, thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình, áp dụng mô hình ủ men vi sinh trong xử lý rác thải, hát huy sức mạnh toàn dân chung sức xây dựng các thiết chế văn hóa thôn làng, xây dựng cảnh quan sáng – xanh – sạch – đẹp.
Đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch UB MTTQ xã
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Thu ghi nhận và biểu dương những kết quả của Phong trào, đồng thời đồng chí cũng mong muốn, các nội dung của phong trào tiếp tục được thực hiện một cách đồng bộ hơn, sâu sắc hơn đến mỗi thôn xóm, mỗi người dân, từ đó làm động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tiến đến xây dựng xã Tiên Dược ngày một văn minh hiện đại.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nhất trí biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị đại biểu nhân dân xã Tiên Dược năm 2025./.
TH: Tuyết Nhung - VHXH
Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh Dại. Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị mắc bệnh Dại gần như tử vong 100%.
Năm 2024, trên địa bàn huyện Sóc Sơn xảy ra 07 ổ dịch Dại chó, mèo. Tháng 02/2025 trên địa bàn huyện lại xảy ra 01 ổ dịch bệnh Dại chó, mèo tại thôn Ninh Cầm, xã Tân Dân nguy cơ lây lan ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Để chủ động phòng chống bệnh Dại, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Sóc Sơn khuyến cáo Nhân dân cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống như sau:
I. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Dại ở chó, mèo
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến bệnh Dại ở chó, mèo thường là do virus Dại xâm nhập vào cơ thể của chó, mèo qua các vết thương hở. Có thể chia thành hai nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra bệnh Dại ở chó, mèo:
Trực tiếp: Chó bị lây nhiễm bệnh Dại khi bị cắn hay bị tổn thương bởi các loại động vật bị Dại khác.
Gián tiếp: Virus tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể chó, mèo qua các vết thương hở hoặc qua mũi, miệng. Khi virus xâm nhập vào cơ thể chó, mèo chúng sẽ tiếp cận hệ thần kinh trung ương nơi có não, tủy sống và gây tê liệt các bộ phận này. Điều này khiến chó khó tự kiểm soát được hành vi và tâm trạng, hành động của mình.
II. Biểu hiện nhận biết bệnh Dại ở chó, mèo
Bệnh Dại thường sẽ có thời gian ủ bệnh khá dài bên trong cơ thể vật chủ. Thường thời gian sẽ dao động từ 50 – 80 ngày tùy vào sự phát triển của virus. Khi virus di chuyển đến hệ thần kinh trung ương sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng đặc trưng.
Các biểu hiện rõ nhất có thể nhận biết khi chó, mèo bị Dại đó là hành vi của chúng thay đổi, có một số dấu hiệu đặc trưng ở các thể khác nhau như thể dại điên cuồng và thể dại câm.
Thể dại điên cuồng: Chia làm hai thời kỳ là thời kỳ điên cuồng và thời kỳ bại liệt với một số biểu hiện đặc trưng của thời kỳ điên cuồng là chó dễ kích động, bỏ ăn, sốt cao, tự tổn thương cơ thể, bỏ nhà đi thường xuyên. Thời kỳ bại liệt chó thường thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, chân sau bị liệt.
Thể dại câm: Không có biểu hiện rõ rệt điên cuồng như trên nhưng tâm trạng của chó thất thường, cơ thể có thể bị bại liệt, mồm luôn mở hé và chảy nhiều nước dãi, không cắn hay sủa được rõ ràng.
III. Cách phòng ngừa bệnh Dại cho chó, mèo
- Thực hiện khai báo với chính quyền địa phương khi nuôi chó, mèo.
- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.
- Không thả rông chó, mèo. Khi dắt chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Khi có chó, mèo nghi mắc bệnh Dại cần báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn) để được hướng dẫn lấy mẫu đem đi xét nghiệm và tiêu hủy theo quy định.
- Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Người bị chó, mèo cắn, cào cần liên hệ ngay với Trạm Y tế xã, thị trấn hoặc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn để được hướng dẫn tiêm phòng bệnh Dại.
IV. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm vào vết thương hở cần:
1- Rửa ngay vết thương với xà phòng và nước sạch dưới vòi chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn Iốt hoặc các chất sát khuẩn khác để làm giảm thiểu lượng virus Dại tại vết cắn.
2- Không chà sát, không nặn máu để tránh tổn thương rộng hơn. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh Dại. Sau đó cần đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.
3- Khi xử lý vết thương do bị động vật cắn người dân cần chú ý: Không băng kín, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương; Không chữa bệnh Dại bằng Đông y hay thuốc Nam.
4- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Việc khám và điều trị dự phòng Dại bằng tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi bị cắn. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.
5- Báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn khi bị chó, mèo nghi mắc Dại cắn để được hướng dẫn theo dõi, và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy đinh.
6- Không giết, mổ, sử dụng, mua, bán, bảo quản thịt, sản phẩm động vật nghi mắc Dại.
7- Trong vòng 6 tháng sau tiêm vắc xin, người dân không sử dụng bất kỳ các loại đồ uống có cồn như rượu, bia ... đặc biệt có một số thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể kháng vi rút Dại của cơ thể, do đó trong thời gian này khi đi khám chữa bệnh cần báo cho bác sỹ biết việc mình đang tiêm phòng Dại.Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang trong giai đoạn giao mùa, thời tiết ít nắng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao nguy cơ bùng phát các bệnh về hô hấp trên đàn vật nuôi cao, đặc biệt là bùng phát dịch bệnh cúm trên đàn gia cầm…Để chủ động cho phòng chống bệnh cúm cho đàn gia cầm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Sóc Sơn hướng dẫn người người chăn nuôi một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm cho đàn gia cầm như sau:
1. Đặc điểm chung của bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm ở gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, chim hoang dã…và động vật có vú thuộc mọi lứa tuổi. Bệnh do vi rút cúm týp A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Đặc biệt vi rút có thể lây truyền bệnh sang người và gây tử vong ở người. Vi rút thường sống lâu hơn và lây lan mạnh ở độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. trong môi trường tự nhiên Vi rút có thể sống tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, và tới 3 tháng trong phân gia cầm mắc bệnh. Vi rút dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 700C trong 05 phút. Trong tủ lạnh và tủ đá vi rút có thể sống được vài tháng. Các chất sát trùng thông thường như: xút 2%, phoócmôn 3%, iodin 1%, vôi bột hoặc nước vôi 10%, nước xà phòng đặc…có thể tiêu diệt vi rút gây bệnh.
2. Nguồn bệnh và đường truyền lây
- Loài mắc: Động vật mắc bệnh CGC là các loài gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, chim hoang dã và động vật có vú thuộc mọi lứa tuổi. Đặc biệt vi rút có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người.
- Nguồn bệnh: Vi rút có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của động vật mắc bệnh, trong phân, dịch tiết như nước mũi, nước bọt, dịch tiết của con vật mắc bệnh. Các loài chim di trú, thủy cầm hoang dã có thể mang vi rút CGC và là nguồn lây lan dịch bệnh chủ yếu cho gia cầm nuôi. Trong chăn nuôi, thủy cầm (vịt, ngan) mang trùng vi rút cúm, được xem là nguồn lây nhiễm bệnh chính cho các loại gia cầm nuôi khác.
- Đường truyền lây: Trong cơ thể gia cầm mắc bệnh, vi rút CGC nhân lên trong đường hô hấp và đường tiêu hóa, sau đó được bài thải qua phân, nước mũi, nước bọt, dịch tiết. Thời kỳ lây truyền thường trong vòng từ 03 đến 05 ngày, có khi kéo dài đến 07 ngày kể từ khi có triệu trứng của bệnh. Sự truyền lây bệnh theo trực tiếp và gián tiếp.
+ Lây trực tiếp: Do gia cầm mẫn cảm tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh cúm hoặc động vật mắc bệnh, động vật mang trùng vi rút cúm, từ đó vi rút cúm xâm nhập vào cơ thể thông qua các chất bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm vi rút CGC.
+ Lây gián tiếp: Qua những dụng cụ chăn nuôi, lồng nhốt, quần áo, phương tiện vận chuyển… bị nhiễm phân, dịch tiết có chứa vi rút CGC của động vật mắc bệnh bài thải ra.
3. Triệu chứng và bệnh tích
Virus cúm gia cầm có 2 kháng nguyên chính là kháng nguyên HA (18 loại) và kháng nguyên NA (11 loại). Dựa vào 2 kháng nguyên này mà virus cúm được chia ra thành các subtype khác nhau. Dựa trên các type khác nhau mà bệnh cúm gia cầm được chia thành 2 nhóm khác nhau: Nhóm bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao và nhóm bệnh cúm gia cầm thể độc lực thấp:
* Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao:
- Gia cầm mắc bệnh CGC thể độc lực cao có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 01 đến 03 ngày, có thể dài hơn tùy theo độc lực của vi rút. Do vậy, gia cầm mắc bệnh thường chết đột ngột, có thể không có triệu trứng lâm sàng. Tỷ lệ chết có thể lên đến 100% tổng đàn trong vòng vài ngày.
- Triệu chứng đặc trưng: gia cầm đi lại không bình thường, loạng choạng, lắc đầu, mệt mỏi, nằm tụ tập từng đám; có các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, khó thở sổ mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang, sưng viêm mí mắt, mào và tích tím tái; xuất huyết dưới da, đặc biệt ở chỗ da không có lông; tiêu chảy, phân loãng màu trắng hoặc trắng xanh, năng suất trứng giảm rõ rệt ở những con gia cầm đang đẻ, có trường hợp đẻ trứng không có vỏ.
- Bệnh tích đặc trưng: Khí quản xuất huyết, đọng nhiều dịch rỉ viêm, túi khí dày đục, có ổ cazein, phổi viêm xuất huyết; dạ dày tuyến xuất huyết, manh tràng, ruột non xuất huyết; màng bao tim, cơ tim xuất huyết; tim nhão, bao tim chứa nhiều dịch thẩm xuất mầu vàng; buồng trứng, dịch hoàn xuất huyết; màng não xung huyết, một số xuất huyết dưới da chân.
* Bệnh cúm gia cầm thể độc lực thấp:
- Tỷ lệ chết thấp hơn (< 5%) tuy nhiên bệnh là tác nhân gây suy giảm miễn dịch gia cầm dễ kế phát với các mầm bệnh khác như IB; ILT; CRD; ORT;… khiến gia tăng tỷ lệ chết.
- Triệu chứng: Gà ốm sốt cao, chảy nước mắt, đứng một chỗ, xù lông; Phù đầu và mắt, mào (yếm) bị nhăn nhúm, da nhợt nhạt; chảy máu chân; chảy nước dãi trong mỏ.
- Bệnh tích: Xuất huyết lan tràn ở các nội quan trong cơ thể (dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, tụy, bao tim, cơ ngực, cơ đùi, mỡ bụng); Xuất huyết, sung huyết não (mức độ phụ thuộc vào độc lực của virus); Khoang miệng, mũi chứa nhiều dịch nhày; Thanh khí quản xuất huyết, chứa dịch nhày, xuất huyết mỡ nội quan.
4. Biện pháp phòng, chống dịch bệnh
a) Khi chưa có dịch xảy ra
- Thường xuyên thống kê, theo dõi số lượng gia cầm đang nuôi trên địa bàn.
- Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia cầm.Thực hiện cùng nhập, cùng xuất trong khu vực chuồng nuôi. Áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
-Vận động các hộ chăn nuôi tích cực dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng, diệt côn trùng trong khu vực chăn nuôi, khu vực xung quanh, chợ, điểm buôn bán gia cầm sống, cơ sở giết mổ gia cầm.
-Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin (Cúm gia cầm, Dịch tả vịt, Newcastle, Tụ huyết trùng…) cho đàn gia cầm mới nhập đàn, mới sinh hoặc đã tiêm phòng nhưng hết thời gian miễn dịch.
- Chỉ nhập, tiếp nhận gia cầm rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch theo quy định.
- Phát hiện sớm các trường hợp gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Hạn chế khách tham quan, thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp phải đi vào khu vực chăn nuôi cần phải thay trang phục và mang ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện.
b) Khi có dịch xảy ra trên địa bàn
- Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột, diệt côn trùng, ruồi, muỗi, chuột…liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia cầm mắc bệnh và nghi mắc bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia cầm bị bệnh.
- Rà soát, thống kê tất cả số lượng gia cầm đang nuôi trên địa bàn, trong đó lưu ý, ghi rõ thông tin tình trạng gia cầm khỏe mạnh, gia cầm có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất, nhập, giết mổ, vận chuyển gia cầm trên địa bàn. Đề nghị người chăn nuôi trên địa bàn cam kết thực hiện tốt 5 không “Không dấu dịch; Không bán chạy gia cầm ốm; Không buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ốm, chết; Không ăn thịt gia cầm ốm, chết không rõ nguồn gốc; Không vứt xác gia cầm ốm chết ra ngoài môi trường”.
- Tổ chức tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm cho gia cầm khỏe mạnh tại thôn, xóm, phố nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong cho gia cầm mẫn cảm tại các thôn, xóm, phố chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.
- Khi thấy gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, cần kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Tết nguyên đán là thời điểm mà nhu cầu về thực phẩm tăng cao. Vì vậy, sau tết nguyên đán là thời điểm người chăn nuôi tập trung cho việc tái đàn và phát triển chăn nuôi trở lại. Tuy nhiên, đây là thời điểm chuyển mùa, dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm thường diễn biến phức tạp.
Để chủ động cho tái đàn gia súc, gia cầm và phòng chống dịch bệnh, UBND xã Tiên Dược hướng dẫn người người dân, chăn nuôi thực hiện tái đàn và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như sau:
Đối với chuồng nuôi: Thu gom toàn bộ rác thải, chất độn chuồng, bụi bẩn, mạng nhện, trong khu vực chuồng. Vệ sinh bằng vòi nước ấp lực cao toàn bộ: nền chuồng, tường, máng ăn cống rãnh thoát nước, quạt, cầu cân…Tưới xút tỷ lệ 1:20 (1kg sút cho 20 lít nước) ngâm ít nhất 60 phút, sau đó rửa sạch. Chờ chuồng khô dùng khí ga đốt toàn bộ bề mặt chuồng, tường, vách ngăn và cầu cân. Phun thuốc sát trùng: Hankon ws, Vinadine hoặc Mekodine… toàn bộ chuồng nuôi: nền chuồng, tường, cửa, bạt trần…Quét vôi nền chuồng, tường, lối đi, cầu cân… Sau khi quét vôi 24-48h, tiếp tục sử dụng thuốc sát trùng phun lại toàn bộ chuồng nuôi. Giàn mát: Sử dụng nước xà phòng hoặc nước tẩy sàn phun ướt toàn bộ, sau 30 phút rửa lại bằng nước sạch. Phun ướt toàn bộ bề mặt bằng thuốc sát trùng với tỷ lệ pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiếp tục pha thuốc sát trùng vào bể nước để chạy giàn mát liên tục 3-5h. Bịt kín dàn mát bằng bạt sau đó tiến hành xông formol.
Dụng cụ, trang thiết bị: Tháo rời các dụng cụ, rửa sạch bằng vòi cao áp. Ngâm sút trong 60 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp tục sử dụng thuốc sát trùng ngâm trong 24h, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Để khô đưa vào chuồng nuôi xông Formol.
Với quần áo bảo hộ, khăn lau, thảm đỡ đẻ…: Giặt bằng xà phòng, ngâm sát trùng trong vòng 24h. Sau đó đưa vào xông Formol.
Đối với đường ống dẫn nước: Làm trống, sạch tất cả hệ thống nước uống, từ nơi chứa đến tất cả núm uống trong tất cả dãy chuồng. Xả hết nước cũ, sử dụng hydrogen Peroxyd 10% với hàm lượng Peroxyd từ 30% hoặc 40%, ngâm trong 24h, sau đó xả lại bằng nước sạch. Ngâm lại bằng Chlorine trong 24h, sau đó xả lại bằng nước sạch liên tục trong 15 - 30 phút. Sau 24 giờ, tiếp tục rửa sạch tất cả đường ống và hệ thống chứa nước.
Hệ thống thoát nước thải, cống rãnh: Tiến hành nạo vét, khơi thông sau đó xử lý bằng dung dịch vôi 3%. Rác thải và chất độn chuồng: Thu gom tập kết tại khu vực quy định xa chuồng nuôi sau đó đốt hoặc xử lý bằng các biện pháp sinh học.
Khu vực xung quanh trại: Phát quang cây cối, bui rậm, chất thải mang đốt. Rải vôi bột hoặc nước vôi một lần/tuần. Phun sát trùng quanh khu vực một lần/tuần. Tiến hành diệt chuột và các loại côn trùng trong khu vực chăn nuôi..
Lựa chọn con giống khi tái đàn gia súc, gia cầm.
Nên mua con giống ở cơ sở cung cấp giống tốt, an toàn dịch bệnh. Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, rõ nguồn gốc và đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo quy định. Khi mua gia súc, gia cầm về, nên nuôi ở khu cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi, nếu không có dấu hiệu dịch bệnh mới nhập vào khu đàn nuôi cũ. Gia súc, gia cầm non khi mới nhập về cần phải áp dụng tốt kỹ thuật úm…nhằm giữ ấm cho vật nuôi (chú ý khi đốt lửa sưởi phải có đường ống dẫn khói thải ra ngoài chuồng, tránh hiện tượng ngạt, ngộ độc vật nuôi và vị trí đốt tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy). Thường xuyên bổ sung chất độn chuồng như rơm rạ, cỏ khô, trấu, mùn cưa, phôi bào đảm bảo chất lượng (đã được khử trùng)… để giữ ấm cho gia súc, gia cầm trong những ngày rét.
Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ về số lượng, đảm bảo dinh dưỡng cho từng loại, lứa tuổi vật nuôi. Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng, men tiêu hóa nhằm tăng cường sức khỏe cho gia súc, gia cầm. Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Chủ động phòng bệnh định kỳ cho đàn vật nuôi bằng vacxin theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Khi phát hiện đàn vật nuôi có biểu hiện khác thường phải báo cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương để kiểm tra, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời tránh dịch bệnh lây lan và phát tán.
Phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức thời tiết hàng ngày. Đối với những ngày mưa, rét cần chú ý gia cố, che chắn chuồng trại, tránh gió lùa. Khi thời tiết mưa ẩm cần giữ ấm và khô trong chuồng nuôi, không tắm cho vật nuôi khi thời tiết mưa ẩm nhất là đối với lợn con, bổ sung chất độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm, chăn thả gia súc đi muộn về sớm.
- Loại trừ và hạn chế sinh trường và phát triển của mầm bệnh: vệ sinh chuồng trại kết hợp phun thuốc sát trùng. Khơi thông cống rãnh, xử lý các vũng nước đọng tồn tại xung quanh chuồng nuôi. Sử dụng một số loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao, an toàn (như Vikol, Halamit, Biocid, Haniodil …). Kết hợp với việc phun một số loại thuốc diệt côn trùng (như Hantox, viatox để diệt ruồi, muỗi, ve mòng …) trong ngoài chuồng nuôi.
- Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Dùng nước vôi trong để rửa, ngâm nền chuồng (sau xuất bán gia súc, gia cầm), rắc vôi bột ở các khu vực cổng vào chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh. Sử dụng các chế phẩm khử mùi hôi trong chuồng hạn chế sự phát sinh phát triển của mầm bệnh nhất là các loại côn trùng, vật chủ trung gian truyền bệnh.
- Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi: Đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng và chất lượng cho vật nuôi. Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, chất điện giải cho vật nuôi. Đối với trâu bò, gia súc cần cân đối thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, đồng thời chú ý ủ thức ăn xanh hoặc tích trữ rơm khô để dự trữ thức ăn cho mùa lạnh.
- Thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng các loại vắc xin để tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi. Trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết càng phải thực hiện tiêm phòng đầy đủ, kịp thời. Sử dụng vắc xin đúng kỹ thuật chủng loại để nâng cao hiệu quả kháng thể cho vật nuôi trong bối cảnh thời tiết bất lợi. Theo dõi sức khỏe vật nuôi sau khi tiêm phòng.
- Thời điểm giao mùa, tăng tần suất quan sát, theo dõi, thăm khám cho vật nuôi, khi phát hiện vật nuôi bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi, kiểm tra, giữ ấm cho con vật nếu không thấy tiến triển tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực./.
TH: Tuyết Nhung - VHXH
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HUYỆN ỦY
- THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ PHẠM VĂN MINH - CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TẠI HỘI NGHỊ GIAO BAN CÔNG...
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng quý I, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng...
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2021
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 7, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8/2021
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA UBND
- BÁO CÁO PHONG TRÀO TDĐKXDĐSVH NĂM 2024. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2025
- QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NĂM 2025
- THÔNG BÁO CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TRA HỒ SƠ ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤT CỦA BÀ LÊ THỊ THÀNH
- THÔNG BÁO NIÊM YẾT CÔNG KHAI VÀ XIN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VỀ PHƯƠNG ÁN, VỊ TRÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG...
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI THỬA ĐẤT SỐ 50, TỜ 57 (BẢN ĐỒ TỔNG THỂ) THUỘC XÓM TRẠI,...
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HĐND
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng quý I, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng...
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2021
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 7, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8/2021